Giải thích các vị trí trong môn bóng chuyền: Libero là gì? Chuyền hai là gì?

05-17-2024
6 phút đọc
AVC

Bóng chuyền là một trong những môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại, nhưng nhiều người hâm mộ còn mơ hồ về vị trí của các cầu thủ trên sân.

Hãy cùng Sporting News tìm hiểu về vị trí và vai trò của các cầu thủ bóng chuyền. 

Giải thích các vị trí trong môn bóng chuyền: Libero trong bóng chuyền là gì? Chuyền hai là gì?

Chuyền hai

Không quá khi nói chuyền 2 là vị trí quan trọng bậc nhất trong đội hình, khi cầu thủ chơi ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm điều tiết nhịp độ của toàn đội hay xa hơn là của cả trận đấu. Chuyền 2 sẽ có vai trò chạm bóng lần thứ 2 trước khi đưa đến cho các tay đập để ghi điểm.

Với vai trò điều tiết cho toàn đội, chuyền 2 yêu cầu khả năng phối hợp nhịp nhàng với các tay đập, từ đó tạo cơ hội tốt nhất cho đồng đội ghi điểm. Một yêu cầu khác của vị trí này chính là khả năng quan sát đối thủ, từ đó lựa chọn đâu sẽ là tay đập cho tình huống tiếp theo.

Vận động viên ở vị trí chuyền 2 cần có sự nhanh nhẹn, kinh nghiệm, hiểu rõ chiến thuật bao quát cả mặt sân. 

Những tay chuyền hai nổi tiếng nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam là Đặng Thị Hồng, Phạm Thanh Hà và Nguyễn Linh Chi.

DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ BÓNG CHUYỀN TẠI ĐÂY

Scroll to Continue with Content

Libero còn có nghĩa là tự do, bởi khi thi đấu ở vị trí này, vận động viên có khả năng thay thế vị trí của tất cả các đồng đội trên sân. Không khó để nhận ra một người thi đấu ở vị trí Libero vì họ được quy định sẽ mặc trang phục khác màu so với các thành viên còn lại.

Tay đập giữa/Tay chắn giữa

Tay đập giữa hay tay chắn giữa sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các tình huống tấn công sau khi nhận bóng từ chuyền 2. Ngoài nhiệm vụ tấn công, ở mặt trận phòng ngự, các tay đập này sẽ tạo ra một hàng chắn kép ở khu vực 2 biên nhằm chống bóng ra biên.

Tay đập vòng ngoài/Chủ công

Tay đập vòng ngoài hay còn gọi là chủ công. Người đảm nhận vị trí này thường sẽ là tay đập chính trong đội và nhận bóng từ chuyền 2. Về cơ bản, một đội hình bóng chuyền sẽ có 2 người chủ công đứng cân bằng 2 bên trái phải để đảm bảo nhận bóng trong tất cả tình huống.

Kim Huệ, Ngọc Hoa và Thanh Thúy là những chủ công suất sắc của bóng chuyền nữ Việt Nam.

getty images

Các cầu thủ này thường có nhiệm vụ phòng ngự sát với khu vực lưới. Họ sẽ đảm nhận vai trò như lớp phòng ngự đầu tiên và phản công nhanh nếu có thể. Nhiệm vụ thứ hai của của các tay đập này chính là thi đấu như một chuyền 2 khi cần thiết.

Một đội bóng chuyền có bao nhiêu người?

Về cơ bản, một đội bóng chuyền có 12 cầu thủ, 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, cùng đội ngũ bác sĩ, hậu cần.

Trên sân thi đấu, mỗi đội có tối đa 6 cầu thủ, đảm nhận các vị trí được phân chia rõ ràng.  Trong chiến thuật, bóng chuyền thường sẽ xoanh quanh 3 đội hình chính, việc lựa chọn chiến thuật phần lớn sẽ phụ thuộc vào số lượng tay đập và chuyền 2 có trên sân. Phổ biến nhất chính là 3 chiến thuật 4-2, 5-1 và 6-2 (cả 6 cầu thủ đều là tay công và 2 trong số đó đảm nhận vị trí chuyền 2).

XEM THÊM: Bảng xếp hạng bóng chuyền nữ thế giới FIVB: Đội tuyển Việt Nam xếp thứ bao nhiêu?