Vì sao Erling Haaland dán miệng cả khi ngủ và luyện tập?

09-15-2023
6 phút đọc
PFA

“Tôi nghĩ giấc ngủ chính là điều quan trọng nhất trên đời" - Erling Haaland chia sẻ trong podcast Impaulsive của Logan Paul. Tiền đạo Manchester City còn nói về chiếc kính ngăn ánh sáng xanh mà anh thường đeo ba giờ trước khi đi ngủ, anh cho rằng đây là cách tốt nhất để "chặn tất cả các tín hiệu điện tử" trước khi đi vào giấc ngủ sâu, nhằm phục hồi thể trạng sau một ngày dài.

Chưa dừng lại ở đó, tiền đạo người Na Uy còn tiết lộ anh thường dán miệng khi đi ngủ và luyện tập.

Vì sao Erling Haaland lại chọn phương pháp này? Có cơ sở khoa học nào cho quyết định khác người này không?

Thực tế là có! Theo huấn luyện viên hơi thở Patrick McKeown, với những người trưởng thành, việc thở qua đường miệng có thể gây tổn hại ít nhiều đến sức khoẻ. Ông giải thích: “Ở trạng thái nghỉ ngơi, nếu bạn thở qua đường mũi, cơ hoành sẽ hoạt động tốt hơn. Về cơ bản, cơ hoành sẽ giúp bạn ổn định cột sống và giảm nguy cơ đau lưng dưới. Hơn 50% số người đau lưng dưới cũng bị rối loạn nhịp thở.”

McKeown cũng cho biết việc hô hấp qua đường mũi sẽ làm cho nhịp thở chậm hơn, từ đó mà não bộ cũng được thư giãn. Công việc đầu tiên của ông trong lĩnh vực hô hấp (từ năm 2002) chính là hỗ trợ những người trầm cảm và rối loạn lo âu điều chỉnh nhịp thở để giảm bớt lo lắng.

Ông đưa ra một danh sách dài các lợi ích khác của việc thở qua đường mũi: Tăng cường hấp thụ oxy từ phổi vào máu, sức khỏe răng miệng tốt hơn, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, việc thở bằng mũi giúp bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Ông McKeown giải thích: “Nếu thở bằng miệng, bạn đã bỏ qua đường mũi, nghĩa là bạn không khai thác đủ oxit nitric, loại khí có tác dụng ngăn chặn virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể. Nó có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, giúp thông đường thở và điều hoà máu trong phổi”.

Scroll to Continue with Content

Trong giấc ngủ, việc hô hấp qua đường mũi hay miệng cũng rất quan trọng. Ông Keown nói với Athletic: “Nếu mở miệng khi ngủ, bạn sẽ mất nhiều thời gian ở giai đoạn một hơn - tức ngủ nông, và không đủ thời gian cho giai đoạn ba - tức ngủ sóng chậm. Giai đoạn ba là giấc ngủ phục hồi, thời điểm não bộ tự làm sạch chính nó."

McKeown còn cho rằng não bộ phát triển tốt nhất trong giai đoạn ngủ sóng chậm, đặc biệt là ở thuỳ trán, nơi chịu trách nhiệm về sự đồng cảm, lập kế hoạch và ra quyết định.

Các nghiên cứu cũng cho thấy cách hít thở có thể thay đổi hình dạng khuôn mặt: "Nếu một đứa trẻ há miệng liên tục, sương sọ của chúng sẽ có nhiều thay đổi. Miệng mở đồng nghĩa với khuôn mặt cũng sẽ dài ra, hàm lùi về sau và sống mũi dễ bị cong."

Ông cho biết thêm: “Những người thở qua đường miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng hơn, do lượng oxy cung cấp cho máu giảm và họ còn dễ bị ngáy nữa.”

DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ BÓNG ĐÁ TẠI ĐÂY

Tháng trước, tay vợt bốn lần vô địch Grand Slam Iga Swiatek xuất hiện trên sân tập với một miếng dán miệng.

Trước truyền thông, tay vợt người Ba Lan giải thích đó là ý tưởng từ huấn luyện viên thể lực của cô: “Thật khó khăn khi chỉ thở bằng mũi và nhịp tim của tôi cũng dễ dàng tăng nhanh. Với miếng dán trên miệng, mọi thứ bạn làm trên sân sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Tôi làm vậy để rèn luyện sức bền mà không cần bứt tốc hay vận động cường độ cao".

XEM THÊM: Cầu thủ Ngoại hạng Anh gần nhất giành Quả bóng Vàng: Liệu Haaland có đi vào lịch sử?