Thấy gì từ doanh thu kỷ lục của Manchester City

11-17-2023
10 phút đọc
Getty Images

Manchester City mới đây đã công bố báo cáo tài chính thường niên cho mùa giải 2022/23 và cả làng túc cầu đã ngỡ ngàng khi đội chủ sân Etihad thu về đến 712,8 triệu bảng chỉ trong một mùa giải, con số kỷ lục của Premier League.

Sau khi hoàn tất cú ăn 3 lịch sử, Man City cũng đạt lợi nhuận lên đến 80,4 triệu bảng - gần gấp đôi so với 1 năm trước đó.

Chức vô địch Champions League đầu tiên trong lịch sử đội bóng đã mang về cho đội bóng của Pep Guardiola khoảng thu nhập béo bở từ bản quyền truyền hình, mối quan hệ với các đối tác thương mại khác cũng nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Nếu nhìn rộng ra, đây đã là năm thứ ba liên tiếp doanh thu của Manchester City vượt xa đối thủ cùng thành phố là Man United. 

Tuy nhiên, những con số kỷ lục này lại đến vào một thời điểm vô cùng nhạy cảm với Manchester City. Vào đầu năm nay, đã có những cáo buộc rằng Man City vi phạm các quy tắc tài chính và họ hiện đang phải chịu những giám sát chặt chẽ về vấn đề nguồn tiền đầu tư.

Hãy cùng phân tích tình hình tài chính của Manchester City ở thời điểm hiện tại và có cái nhìn rõ nét hơn về cách đội bóng này cân bằng tài chính.

DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ BÓNG ĐÁ TẠI ĐÂY

(Getty Images)

Doanh thu kỷ lục – 712,8 triệu bảng

Doanh thu tổng của Man City đã tăng lên trên mọi phương diện và đạt đến mức kỷ lục giải đấu, nhưng doanh thu đó bao gồm những gì? Hãy cùng làm rõ một vài khoảng thu nhập được City công bố trong báo cáo tài chính của họ.

Việc tiến sâu ở tất cả các đấu trường giúp Erling Haaland cùng các đồng đội được thi đấu nhiều trận hơn so với những năm trước đó. Cụ thể, ở mùa giải 2022/23 Man City có nhiều hơn 4 trận đấu sân nhà so với mùa giải 2021/22. 4 trận đấu này đã giúp doanh thu ngày thi đấu của City tăng 17,4 triệu bảng và đạt 71,9 triệu bảng tổng cả mùa giải.

Tuy nhiên, nguồn doanh thu này chỉ là một chi tiết nhỏ trong bức tranh tổng thể về tài chính của nửa xanh thành Manchester. Để đạt được 71,9 triệu bảng doanh thu này, Man City cũng đã phải chi những khoản tiền khổng lồ để tu sửa sân vận động Etihad, đầu tư vào các dịch vụ tại đây nhằm phục vụ khán giả đến sân. Phần lớn những đồng tiền khổng lồ của đội bóng này đến từ những nguồn thu khác, những nguồn thu mà họ ít bỏ tiền vào đầu tư hơn.

Cụ thể, doanh thu phát sóng bản quyền truyền hình mùa trước đã đạt đến 299,4 triệu bảng, tăng 50,4 triệu bảng so với cùng kỳ. Việc lọt vào đến trận chung kết và giành chức vô địch Champions League đã giúp bản quyền truyền hình của câu lạc bộ này tăng vọt. Nhưng đây vẫn chưa phải điểm mạnh nhất trong câu chuyện tài chính của City, thay vào đó doanh thu thương mại chính là mấu chốt giúp họ “giàu” đến thế. So với mùa giải trước đó, 2022/23 đã chứng kiến Man City đạt doanh thu thương mại lên đến 314,4 triệu bảng, tăng 32 triệu bảng.

City cũng đã đạt được các bản hợp đồng tài trợ với công ty đồ uống đến từ Nhật Bản Asahi cũng như nhà cái LeoVegas. Một đối tác khác của Man City là 8XBet hiện đang bị giám sát chặt chẽ sau các cuộc điều tra của Josimar và Daily Mail về lý lịch của công ty cờ bạc này.

Quan hệ đối tác với nhà sản xuất lốp xe Nexen Tire, nhà cung cấp bảo vệ mạng Acronis và nhà cung cấp màn hình LED Unilumin cũng được gia hạn.

Scroll to Continue with Content

Tổng doanh thu 712,8 triệu bảng của Man City đã vượt qua con số 648,4 triệu bảng mà United báo cáo vào tháng trước, kỷ lục trước đó của Premier League. Doanh thu của City đã vượt xa đối thủ lịch sử của họ trong ba mùa giải liên tiếp.

Ưu đãi cực lớn khi dự đoán kết quả trận đấu tại Đây

Tiền lương – 422,9 triệu bảng

Tuy nhiên, đó không phải là kỷ lục Premier League duy nhất bị phá vỡ. Chi tiêu cho tiền lương của Man City đã tăng đáng kể trong mùa giải trước lên 422,9 triệu bảng, tăng từ mức 353,8 triệu bảng của năm trước – tăng 69,1 triệu bảng, tăng gần 20%.

Lại là một kỷ lục khác của Man City nhưng kỷ lục này là số tiền họ phải chi ra. Mùa trước, số tiền lương thưởng mà đoàn quân của Pep đã nhận được lên đến 422,9 triệu bảng tăng gần 20% chỉ trong 1 mùa giải. Con số này cũng vượt xa kỷ lục trước đó thuộc về Man United mùa 2021/22 với 384 triệu bảng.

Theo lý giải, những chức vô địch liên tiếp của Man City đã khiến các khoảng thưởng tăng lên đột ngột và đạt đến kỷ lục đội bóng. Bất chấp những kỷ lục về tiền lương thưởng, tỷ lệ tiền lương trên thu nhập của Man City vẫn nằm trong mức cho phép của UEFA và thấp hơn giới hạn khá nhiều.

Lợi nhuận từ việc bán cầu thủ – 121,7 triệu bảng

Tạo thu nhập thông qua việc mua bán các cầu thủ đã trở thành một trong những điểm mạnh của Man City trong vài năm qua. Con số 121,7 triệu bảng lợi nhuận tiếp tục là một kỷ lục khác của đội bóng này.

Con số đó chỉ kém một chút so với 123,1 triệu bảng mà Chelsea thu được vào mùa giải 2021/22, đội bóng thành London có khả năng mua bán các cầu thủ cực kỳ tốt và điều này đóng góp rất nhiều vào ngân sách chung của cả câu lạc bộ.

City đang dần theo bước mô hình của Chelsea những năm về trước, nhà đương kim vô địch Premier League đã thu được hơn 330 triệu bảng từ việc bán cầu thủ trong 5 năm vừa qua.

Phần lớn trong số tiền 121,7 triệu bảng đến từ sự ra đi của những cầu thủ như Jesus, Sterling và Zinchenko. Các cầu thủ trẻ ra đi chỉ đóng góp một phần nhỏ trong đó và số tiền này thường được chuyển về học viện thay vì tính vào ngân sách mua bán đội 1.

Chi tiêu ròng của mùa hè năm ngoái – 84 triệu bảng

Các khoản chi tiêu này chỉ tính đến hết mùa giải 2022/23, cụ thể là chỉ đến ngày 30/06/2023. Bất kỳ khoản chi nào diễn ra sau ngày 30/06 sẽ được tính vào mùa giải tiếp theo.

Man City đã có một mùa hè đầy sôi động khi đem về sân Etihad những cái tên chất lượng ở cả 3 tuyến như: Doku, Kovacic, Matheus Nunes và Gvardiol. Ở chiều ngược lại họ cũng có nhiều cái tên ra đi và đem về một số tiền đáng kể: Mahrez, Palmer và Laporte là những người rời khỏi màu áo xanh thành Manchester.

Trong một ghi chú có trong các tài khoản này, Man City tiết lộ rằng chi tiêu ròng của họ cho chuyển nhượng trước mùa giải này là khoảng 84 triệu bảng.

XEM THÊM: Chelsea đối mặt những cáo buộc đáng ngờ về gian lận dưới thời Roman Abramovich